10 bí quyết làm giàu của người giàu nhất nước Mỹ Warren Buffet
Bà đã bỏ ra hàng trăm giờ trò chuyện với người được tôn vinh là "Sage of Omaha" (Hiền nhân Omaha) để thực hiện cuốn tiểu sử chính thức mới có nhan đề The Snowball nói về tài năng làm giàu này. Sau đây là một số bí quyết làm giàu của Buffett trích trong cuốn sách và cách biến chúng trở thành hiện thực ở những con người bình thường.
1. Tái đầu tư lợi nhuận
Khi tự tay kiếm được những khoản tiền đầu tiên bằng tâm sức của mình, nhiều người có thói quen tiêu xài xả láng. Đừng làm thế, hãy tái đầu tư số tiền kiếm được. Buffett học được bài học này từ rất sớm. Lúc còn ngồi ghế trung học, ông đã cùng vài người bạn mua một máy trò chơi lăn bi (pinball) và đặt nó tại một tiệm hớt tóc. Kiếm được tiền nhờ máy này, họ mua thêm nhiều máy nữa đến khi có tám chiếc trang bị cho các tiệm hớt tóc khác nhau.
Khi nhóm bạn quyết định bán doanh nghiệp, Buffett chuyển sang mua cổ phiếu và thành lập một doanh nghiệp nhỏ khác. Ở độ tuổi 26, ông đã tích lũy được 174.000 USD, tương đương 1,4 triệu USD hôm nay. Rõ ràng, ông đã chứng minh là người ta có thể biến một số tiền nhỏ thành gia tài lớn.
2. Hãy nuôi khát vọng trở thành khác biệt
Đừng quyết định dựa vào những gì người khác đang nói hay làm. Khi Buffett bắt đầu tập quản lý tiền vào năm 1956 với 100.000 USD gom góp từ một nhóm nhà đầu tư, ông bị xem là kẻ lập dị. Buffett khởi nghiệp ở Omaha chứ không phải tại Wall Street, thủ đô tài chính Mỹ. Ông cũng không cho cha mẹ biết mình bỏ tiền vào đâu. Nhiều người dự đoán Buffett sẽ thất bại nhưng khi kết toán phần chia của mình 14 năm sau đó, ông chứng tỏ họ đã sai. Tài sản của Buffett đã nhân lên 100 triệu USD.
Thay vì a dua theo số đông, ông đầu tư vào những cổ phiếu "bán như cho". Không ngờ, giá của chúng tăng theo từng năm. Theo Buffett, bạn không nên bắt chước người khác mà nên quyết định dựa vào những tiêu chuẩn của riêng bạn chứ không phải chung cho thế giới.
3. Đừng bao giờ "mút ngón tay"
Thu thập trước người khác những thông tin cần thiết để làm quyết định và nhờ bà con, bạn bè theo dõi, nhắc nhở việc tuân thủ lịch trình đã đặt ra để chúng không đi chệch hướng. Buffett rất hãnh diện là mình có khả năng đưa ra các quyết định nhanh và trung thành với nó. Ông phê phán hành động ngồi chờ thời và suy nghĩ vẩn vơ là "mút ngón tay". Khi có ai đó đề nghị với ông một công việc làm ăn hay đầu tư, ông luôn trả lời thẳng tại chỗ: "Tôi sẽ không có ý kiến gì nếu bạn không đưa ra một giá biểu".
4. Phải có hợp đồng cụ thể trong tay trước khi bắt đầu nó
Lực đẩy của thương lượng luôn là yếu tố lớn nhất khi bạn bắt đầu một công việc. Đó là lúc bạn có gì đó để đề nghị mà bên kia cần, và chúng phải được thể hiện bằng hợp đồng cụ thể. Buffett học được bài học xương máu này từ lúc ông còn bé, khi ông nội Ernest thuê ông và người bạn dọn dẹp cửa hiệu tạp hóa của gia đình bị bão tuyết vùi lấp. Hai người bỏ ra năm giờ để đào đến khi đôi bàn tay tê cóng không thể duỗi thẳng được. Xong việc, người ông trả công 90 xu cưa đôi. Buffett kinh hoàng khi thấy chỉ kiếm được vài chục xu cho một công việc "gãy lưng" như thế. Vấn đề là do ông không thỏa thuận trước về tiền công. Từ đó ông nhủ lòng là phải cụ thể hóa một thỏa thuận trước khi bắt tay vào việc cho dù đối tác là bạn bè hay thân nhân.
5. Hãy thận trọng với cả những chi tiêu nhỏ
Buffett thích đầu tư vào các doanh nghiệp được điều hành bởi những con người luôn thận trọng với các chi phí, dù là nhỏ nhất. Một lần ông mua một công ty mà chủ nhân của nó đếm kỹ từng tờ giấy một trong hộp giấy toilet 500 tờ để xem có bị lừa không. Ông cũng khâm phục người bạn chỉ sơn phía tường nhà quay ra đường mà không sơn phần trong để tiết kiệm. Hãy thận trọng với mọi khoản chi tiêu nếu bạn muốn làm giàu.
6. Giới hạn việc vay mượn
Những người sống bằng tiền vay mượn và thẻ tín dụng sẽ không thể giàu được. Vì vậy, Buffett không bao giờ vay mượn một khoản tiền lớn để tiêu dùng hay đầu tư. Ông cũng ghét thế chấp. Buffett cho biết ông đã nhận được nhiều lá thư tâm sự đau lòng của những người cứ tưởng mình quản lý được nợ nần nhưng lại khốn đốn vì chúng. Lời khuyên của ông là chỉ mượn đến số tiền bạn có thể trả và hãy đầu tư bằng tiền tiết kiệm của chính mình.
7. Hãy kiên trì
Bằng sự kiên trì và khéo léo, bạn có thể chiến thắng trước cả những đối thủ sừng sỏ nhất. Buffett mua siêu thị bán đồ trang trí nội thất Nebraska Furniture Mart năm 1983 chỉ vì ông thích phong cách kinh doanh của chủ nhân Rose Blumkin. Là di dân đến từ Nga, bà đã biến một tiệm cầm đồ nhỏ thành cửa hàng đồ trang trí nội thất lớn nhất Bắc Mỹ. Chiến lược của Blumkin là bán dưới giá của các cửa hàng khác và sẵn sàng thương lượng đến cùng về giá mua vào. Đối với Buffett, Rose là hiện thân của lòng can đảm không mệt mỏi và đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt.
8. Biết rút lui đúng lúc
Có lần khi Buffett còn bé, ông đến một trường đua đánh cược và thua. Quyết gỡ lại tiền, ông đánh cược lần nữa và lại thua gần cháy túi. Ông hóa bệnh sau khi mất sạch số tiền kiếm được trong một tuần. Từ đó, Buffett không bao giờ lặp lại sai lầm. "Hãy biết cách rút lui khỏi một thất bại và đừng để rơi vào phiền muộn do tính háo thắng" - ông nói.
9. Nhận thức được nguy cơ
Năm 1995, ông chủ của Howie, một người con của Buffett, bị FBI tố cáo ấn định giá bán. Ông khuyên Howie hãy mường tượng ra tình trạng tệ nhất nếu cậu tiếp tục ở lại với công ty. Người con nhanh chóng nhận thức được những nguy cơ của việc ở lại đã vượt quá lợi lộc tiềm ẩn và quyết định bỏ việc ngay ngày hôm sau. Hãy tự cân nhắc giữa cái được và cái mất có thể giúp bạn sớm đi đến một quyết định tinh khôn vào lúc cấp bách để tránh những tổn thất lớn hơn.
10. Hiểu rõ ý nghĩa thật sự của sự thành công
Bất chấp sự giàu có hơn người, Buffett không bao giờ đo lường thành công bằng USD kiếm được. Năm 2006, ông đã hứa sẽ chuyển gần như tất cả tài sản của mình cho các hội từ thiện, mà ưu tiên là Hội Bill and Melinda Gates Foundation. Ông cũng kiên quyết không thành lập một cơ sở hay tượng đài nào mang tên mình. "Tôi biết có nhiều người giàu có xây dựng những cơ sở y tế mang tên mình. Nhưng sự thật là không có ai trên thế giới này yêu mến họ. Khi bạn già dần, bạn sẽ đo sự thành công trong cuộc sống bằng số người bạn muốn được yêu thương và thật lòng yêu bạn. Đó là mục tiêu tối hậu của cuộc sống" - ông nói.
10 bí quyết làm giàu của người giàu nhất nước Mỹ Warren Buffet
Bà đã bỏ ra hàng trăm giờ trò chuyện với người được tôn vinh là "Sage of Omaha" (Hiền nhân Omaha) để thực hiện cuốn tiểu sử chính thức mới có nhan đề The Snowball nói về tài năng làm giàu này. Sau đây là một số bí quyết làm giàu của Buffett trích trong cuốn sách và cách biến chúng trở thành hiện thực ở những con người bình thường.
1. Tái đầu tư lợi nhuận
Khi tự tay kiếm được những khoản tiền đầu tiên bằng tâm sức của mình, nhiều người có thói quen tiêu xài xả láng. Đừng làm thế, hãy tái đầu tư số tiền kiếm được. Buffett học được bài học này từ rất sớm. Lúc còn ngồi ghế trung học, ông đã cùng vài người bạn mua một máy trò chơi lăn bi (pinball) và đặt nó tại một tiệm hớt tóc. Kiếm được tiền nhờ máy này, họ mua thêm nhiều máy nữa đến khi có tám chiếc trang bị cho các tiệm hớt tóc khác nhau.
Khi nhóm bạn quyết định bán doanh nghiệp, Buffett chuyển sang mua cổ phiếu và thành lập một doanh nghiệp nhỏ khác. Ở độ tuổi 26, ông đã tích lũy được 174.000 USD, tương đương 1,4 triệu USD hôm nay. Rõ ràng, ông đã chứng minh là người ta có thể biến một số tiền nhỏ thành gia tài lớn.
2. Hãy nuôi khát vọng trở thành khác biệt
Đừng quyết định dựa vào những gì người khác đang nói hay làm. Khi Buffett bắt đầu tập quản lý tiền vào năm 1956 với 100.000 USD gom góp từ một nhóm nhà đầu tư, ông bị xem là kẻ lập dị. Buffett khởi nghiệp ở Omaha chứ không phải tại Wall Street, thủ đô tài chính Mỹ. Ông cũng không cho cha mẹ biết mình bỏ tiền vào đâu. Nhiều người dự đoán Buffett sẽ thất bại nhưng khi kết toán phần chia của mình 14 năm sau đó, ông chứng tỏ họ đã sai. Tài sản của Buffett đã nhân lên 100 triệu USD.
Thay vì a dua theo số đông, ông đầu tư vào những cổ phiếu "bán như cho". Không ngờ, giá của chúng tăng theo từng năm. Theo Buffett, bạn không nên bắt chước người khác mà nên quyết định dựa vào những tiêu chuẩn của riêng bạn chứ không phải chung cho thế giới.
3. Đừng bao giờ "mút ngón tay"
Thu thập trước người khác những thông tin cần thiết để làm quyết định và nhờ bà con, bạn bè theo dõi, nhắc nhở việc tuân thủ lịch trình đã đặt ra để chúng không đi chệch hướng. Buffett rất hãnh diện là mình có khả năng đưa ra các quyết định nhanh và trung thành với nó. Ông phê phán hành động ngồi chờ thời và suy nghĩ vẩn vơ là "mút ngón tay". Khi có ai đó đề nghị với ông một công việc làm ăn hay đầu tư, ông luôn trả lời thẳng tại chỗ: "Tôi sẽ không có ý kiến gì nếu bạn không đưa ra một giá biểu".
4. Phải có hợp đồng cụ thể trong tay trước khi bắt đầu nó
Lực đẩy của thương lượng luôn là yếu tố lớn nhất khi bạn bắt đầu một công việc. Đó là lúc bạn có gì đó để đề nghị mà bên kia cần, và chúng phải được thể hiện bằng hợp đồng cụ thể. Buffett học được bài học xương máu này từ lúc ông còn bé, khi ông nội Ernest thuê ông và người bạn dọn dẹp cửa hiệu tạp hóa của gia đình bị bão tuyết vùi lấp. Hai người bỏ ra năm giờ để đào đến khi đôi bàn tay tê cóng không thể duỗi thẳng được. Xong việc, người ông trả công 90 xu cưa đôi. Buffett kinh hoàng khi thấy chỉ kiếm được vài chục xu cho một công việc "gãy lưng" như thế. Vấn đề là do ông không thỏa thuận trước về tiền công. Từ đó ông nhủ lòng là phải cụ thể hóa một thỏa thuận trước khi bắt tay vào việc cho dù đối tác là bạn bè hay thân nhân.
5. Hãy thận trọng với cả những chi tiêu nhỏ
Buffett thích đầu tư vào các doanh nghiệp được điều hành bởi những con người luôn thận trọng với các chi phí, dù là nhỏ nhất. Một lần ông mua một công ty mà chủ nhân của nó đếm kỹ từng tờ giấy một trong hộp giấy toilet 500 tờ để xem có bị lừa không. Ông cũng khâm phục người bạn chỉ sơn phía tường nhà quay ra đường mà không sơn phần trong để tiết kiệm. Hãy thận trọng với mọi khoản chi tiêu nếu bạn muốn làm giàu.
6. Giới hạn việc vay mượn
Những người sống bằng tiền vay mượn và thẻ tín dụng sẽ không thể giàu được. Vì vậy, Buffett không bao giờ vay mượn một khoản tiền lớn để tiêu dùng hay đầu tư. Ông cũng ghét thế chấp. Buffett cho biết ông đã nhận được nhiều lá thư tâm sự đau lòng của những người cứ tưởng mình quản lý được nợ nần nhưng lại khốn đốn vì chúng. Lời khuyên của ông là chỉ mượn đến số tiền bạn có thể trả và hãy đầu tư bằng tiền tiết kiệm của chính mình.
7. Hãy kiên trì
Bằng sự kiên trì và khéo léo, bạn có thể chiến thắng trước cả những đối thủ sừng sỏ nhất. Buffett mua siêu thị bán đồ trang trí nội thất Nebraska Furniture Mart năm 1983 chỉ vì ông thích phong cách kinh doanh của chủ nhân Rose Blumkin. Là di dân đến từ Nga, bà đã biến một tiệm cầm đồ nhỏ thành cửa hàng đồ trang trí nội thất lớn nhất Bắc Mỹ. Chiến lược của Blumkin là bán dưới giá của các cửa hàng khác và sẵn sàng thương lượng đến cùng về giá mua vào. Đối với Buffett, Rose là hiện thân của lòng can đảm không mệt mỏi và đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt.
8. Biết rút lui đúng lúc
Có lần khi Buffett còn bé, ông đến một trường đua đánh cược và thua. Quyết gỡ lại tiền, ông đánh cược lần nữa và lại thua gần cháy túi. Ông hóa bệnh sau khi mất sạch số tiền kiếm được trong một tuần. Từ đó, Buffett không bao giờ lặp lại sai lầm. "Hãy biết cách rút lui khỏi một thất bại và đừng để rơi vào phiền muộn do tính háo thắng" - ông nói.
9. Nhận thức được nguy cơ
Năm 1995, ông chủ của Howie, một người con của Buffett, bị FBI tố cáo ấn định giá bán. Ông khuyên Howie hãy mường tượng ra tình trạng tệ nhất nếu cậu tiếp tục ở lại với công ty. Người con nhanh chóng nhận thức được những nguy cơ của việc ở lại đã vượt quá lợi lộc tiềm ẩn và quyết định bỏ việc ngay ngày hôm sau. Hãy tự cân nhắc giữa cái được và cái mất có thể giúp bạn sớm đi đến một quyết định tinh khôn vào lúc cấp bách để tránh những tổn thất lớn hơn.
10. Hiểu rõ ý nghĩa thật sự của sự thành công
Bất chấp sự giàu có hơn người, Buffett không bao giờ đo lường thành công bằng USD kiếm được. Năm 2006, ông đã hứa sẽ chuyển gần như tất cả tài sản của mình cho các hội từ thiện, mà ưu tiên là Hội Bill and Melinda Gates Foundation. Ông cũng kiên quyết không thành lập một cơ sở hay tượng đài nào mang tên mình. "Tôi biết có nhiều người giàu có xây dựng những cơ sở y tế mang tên mình. Nhưng sự thật là không có ai trên thế giới này yêu mến họ. Khi bạn già dần, bạn sẽ đo sự thành công trong cuộc sống bằng số người bạn muốn được yêu thương và thật lòng yêu bạn. Đó là mục tiêu tối hậu của cuộc sống" - ông nói.
Bí Quyết Kinh Doanh Trên Mạng
Bí quyết kinh doanh trên mạng đút rút từ kinh nghiệm của 33 siêu sao tiếp thị trên mạng sẽ tiết lộ cách mà họ hái ra tiền trên mạng mà không cần sử dụng công cụ gì ngoài sức mạnh của e-mail. Mỗi chương ngắn gọn trình bày một chiến lược kiếm tiền hay một khái niệm cùng những chỉ dẫn chi tiết để giúp bạn tối đa hoá lợi nhuận của mình.
Nếu bạn có một sản phẩm hay dịch vụ để bán, các siêu sao kiếm tiền trên mạng trong cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn cách thức để bán nó bất kể đó là sản phẩm gì đi chăng nữa. Và thậm chí nếu bạn không có ý tưởng về sản phẩm độc đáo của riêng mình, đừng lo lắng gì cả. Với cuốn sách này, bạn sẽ tìm ra cho mình một kho báu ý tưởng thanh chóng và hiệu quả để tạo dựng một cái gì đó mà những người khác sẽ phải trả tiền để có được nó. Cuốn sách này không phải là một chỉ dẫn để nhanh chóng trở nên giàu có, nó là một chỉ dẫn để kếim tiền nhanh chóng. Đó có thể là một khoản tiền nhỏ, hay cũng có thể là một khoản tiền kếch xù, nhưng chắc chắn bạn sẽ có được lợi nhuận khi bạn học được cách để:
- Phát triển và bán một sản phẩm trên mạng
- Khách hàng mục tiêu của bạn
- Quảng cáo sản phẩm của bạn
- Quảng cáo đúng đối tượng khách hàng
- Xây dựng một kế hoạch kinh doanh tiếp thị trên mạng.
Hơn nữa, các nhà kinh doanh và các chủ doanh nghiệp nhỏ sẽ học được cách để cải thiện doanh số bán hàng của công ty mình bằng những cách thức tiếp thị trên mạng đơn giản, hiệu quả và dễ dàng áp dụng. Internet là một nguồn tài nguyên vô tân cho tiếp thị, bán hàng và giao dịch bất cứ thứ gì. Vì vậy, hãy tận dụng nó! Là tập hợp các bí quyết kiếm tiền của các siêu sao Internet, Bí quyết kinh doanh trên mạng là một chỉ dẫn đơn giản, dễ dàng áp dụng sẽ giúp bạn kiếm tiền trên mạng ngay lập tức!.
Download from: Ziddu | Hotfile | Mediafire
Bí Quyết Kinh Doanh Trên Mạng
Bí quyết kinh doanh trên mạng đút rút từ kinh nghiệm của 33 siêu sao tiếp thị trên mạng sẽ tiết lộ cách mà họ hái ra tiền trên mạng mà không cần sử dụng công cụ gì ngoài sức mạnh của e-mail. Mỗi chương ngắn gọn trình bày một chiến lược kiếm tiền hay một khái niệm cùng những chỉ dẫn chi tiết để giúp bạn tối đa hoá lợi nhuận của mình.
Nếu bạn có một sản phẩm hay dịch vụ để bán, các siêu sao kiếm tiền trên mạng trong cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn cách thức để bán nó bất kể đó là sản phẩm gì đi chăng nữa. Và thậm chí nếu bạn không có ý tưởng về sản phẩm độc đáo của riêng mình, đừng lo lắng gì cả. Với cuốn sách này, bạn sẽ tìm ra cho mình một kho báu ý tưởng thanh chóng và hiệu quả để tạo dựng một cái gì đó mà những người khác sẽ phải trả tiền để có được nó. Cuốn sách này không phải là một chỉ dẫn để nhanh chóng trở nên giàu có, nó là một chỉ dẫn để kếim tiền nhanh chóng. Đó có thể là một khoản tiền nhỏ, hay cũng có thể là một khoản tiền kếch xù, nhưng chắc chắn bạn sẽ có được lợi nhuận khi bạn học được cách để:
- Phát triển và bán một sản phẩm trên mạng
- Khách hàng mục tiêu của bạn
- Quảng cáo sản phẩm của bạn
- Quảng cáo đúng đối tượng khách hàng
- Xây dựng một kế hoạch kinh doanh tiếp thị trên mạng.
Hơn nữa, các nhà kinh doanh và các chủ doanh nghiệp nhỏ sẽ học được cách để cải thiện doanh số bán hàng của công ty mình bằng những cách thức tiếp thị trên mạng đơn giản, hiệu quả và dễ dàng áp dụng. Internet là một nguồn tài nguyên vô tân cho tiếp thị, bán hàng và giao dịch bất cứ thứ gì. Vì vậy, hãy tận dụng nó! Là tập hợp các bí quyết kiếm tiền của các siêu sao Internet, Bí quyết kinh doanh trên mạng là một chỉ dẫn đơn giản, dễ dàng áp dụng sẽ giúp bạn kiếm tiền trên mạng ngay lập tức!.
Download from: Ziddu | Hotfile | Mediafire
Hẹn giờ tắt máy tự động với Shutdown Timer
Shutdown Timer là phần mềm miễn phí, giúp người dùng giải quyết vấn đề trên bằng cách cung cấp các tính năng để hẹn giờ tắt máy tính, dựa vào các điều kiện do người dùng thiết lập.
Download phần mềm tại đây (bao gồm phiên bản dành cho Windows 32-bit và 64-bit).
Sau khi cài đặt, phần mềm không tự tạo shortcut trên desktop, bạn phải tìm và kích hoạt phần mềm trong thư mục Sinsive System từ Start menu của Windows.
Mặc dù có tên gọi Shutdown Timer, nhưng phần mềm không chỉ cho phép người dùng hẹn giờ để tắt máy tính, mà còn có thể tùy chọn để khởi động lại hệ thống , tắt màn hình hay đứa máy tính về trạng thái ngủ đông (hibernate), Sleep, hay thậm chí còn cho phép hệ thống tự động kích hoạt một phần mềm nào đó hoặc tự động truy cập vào website ở một thời điểm nhất định…
Bạn có thể chọn thao tác muốn phần mềm tiến hành bằng cách nhấn vào thanh menu từ giao diện của phần mềm.
Sau khi kích hoạt phần mềm và thiết lập điều kiện để phần mềm tự động thực hiện, trong quá trình sử dụng máy tính, nếu trạng thái của hệ thống thỏa mãn với các điều kiện đã thiết lập, Shutdown Timer sẽ tự động thực hiện trạng thái mà bạn đã chọn (tắt máy, khởi động hệ thống…).
Có 4 loại điều kiện để người dùng thiết lập chế độ hoạt động cho Shutdown Timer, bao gồm: điều kiện thời gian (Time & Date), điều kiện theo thông số hoạt động của CPU (CPU & Memory), điều kiện theo kết nối mạng (Networking) và điều kiện theo thời gian hoạt động của tiến trình (Processes).
Tuy nhiên, điều kiện thời gian và trạng thái hoạt động của bộ nhớ là 2 điều kiện dễ thiết lập và hữu ích nhất, do vậy bài viết dưới đây chỉ hướng dẫn cách thức thiết lập với 2 điều kiện này.
Tự động thực hiện công việc với thời gian định sẵn:
Với chế độ thiết lập này, Shutdown Timer sẽ thực hiện công việc đã định sẵn nếu đến mốc thời gian (theo giờ hoặc theo ngày) mà bạn đã chọn. Để thực hiện điều này, bạn nhấn vào mục Time & Date trên giao diện phần mềm.
Phần mềm cho phép thiết lập theo giờ cụ thể (của tất cả các ngày) hoặc theo giờ cụ thể trên một ngày nhất định. Nhấn nút Enable vào mục thiết lập mà bạn muốn sử dụng.
Để làm điều này, điền khoảng thời gian để Shutdown Timer hoạt động ở mục ‘When the Time is’. Ví dụ, hiện tại là 15 giờ (15:00), và muốn tắt máy tính trong vòng 55 phút tới, bạn sẽ điền 15:55 (giờ cụ thể của hệ thống) vào khung trống.
Ngoài ra, mục ‘Add … minutes to the timer’ để thêm vào một khoảng thời gian dự phòng trước khi Shutdown Timer kích hoạt (đề phòng công việc chưa hoàn tất).
Sau khi hoàn tất thiết lập, nhấn nút Active để Shutdown Timer bắt đầu công việc của mình.
Thiết lập dựa vào thông số hoạt động của CPU:
Trong nhiều trường hợp khi treo máy để tự thực hiện công việc, hệ thống rơi vào tình trạng CPU hoạt động với 100% hiệu suất trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng hệ thống ngừng hoạt động, thậm chí, đôi khi nhiệt độ của CPU tăng lên quá cao vì nhiều lý do.
Khi này, nếu không có người dùng can thiệp, tiến hành tắt hệ thống có thể làm ảnh hưởng đến tuổi thọ linh kiện. Rất may, Shutdown Timer cho phép quản lý và tự động tắt máy trong trường hợp này.
Để thiết lập điều kiện tắt máy dựa vào điều kiện trên, bạn chọn mục CPU & Memory.
- CPU Usage: nếu CPU hoạt động với 100% hiệu suất trong khoảng thời gian nhất định, Shutdown Timer sẽ tự động tắt máy (hoặc thực hiện chức năng mà người dùng đã chọn).
- CPU Temp: nếu nhiệt độ của CPU đạt mức nhiệt độ (do người dùng thiết lập) trong khoảng thời gian nhất định, thì Shutdown Timer sẽ thực hiện công việc của mình.
Lưu ý: + Shutdown Timer sử dụng phần mềm Core Temp như là một plugin kèm theo để đo nhiệt độ của CPU. Do vậy, để sử dụng chức năng nay, bạn cần phải kích hoạt để Core Temp hoạt động song song với Shutdown Timer. Download phần mềm miễn phí tại đây.
+ Bạn nên thiết lập nhiệt độ ở mức phù hợp với loại CPU mà máy tính đang sử dụng. Tham khảo thêm mức nhiệt độ mà Dân Trí đã từng giới thiệu tại đây.
- Memory Usage: thiết lập điều kiện tùy thuộc vào dung lượng còn trống của bộ nhớ. Tuy nhiên, điều kiện này không thực sự thông dụng nên bạn không cần phải quan tâm.
Cuối cùng, nhấn nút Active để đưa Shutdown Timer về trạng thái hoạt động.
Hẹn giờ tắt máy tự động với Shutdown Timer
Shutdown Timer là phần mềm miễn phí, giúp người dùng giải quyết vấn đề trên bằng cách cung cấp các tính năng để hẹn giờ tắt máy tính, dựa vào các điều kiện do người dùng thiết lập.
Download phần mềm tại đây (bao gồm phiên bản dành cho Windows 32-bit và 64-bit).
Sau khi cài đặt, phần mềm không tự tạo shortcut trên desktop, bạn phải tìm và kích hoạt phần mềm trong thư mục Sinsive System từ Start menu của Windows.
Mặc dù có tên gọi Shutdown Timer, nhưng phần mềm không chỉ cho phép người dùng hẹn giờ để tắt máy tính, mà còn có thể tùy chọn để khởi động lại hệ thống , tắt màn hình hay đứa máy tính về trạng thái ngủ đông (hibernate), Sleep, hay thậm chí còn cho phép hệ thống tự động kích hoạt một phần mềm nào đó hoặc tự động truy cập vào website ở một thời điểm nhất định…
Bạn có thể chọn thao tác muốn phần mềm tiến hành bằng cách nhấn vào thanh menu từ giao diện của phần mềm.
Sau khi kích hoạt phần mềm và thiết lập điều kiện để phần mềm tự động thực hiện, trong quá trình sử dụng máy tính, nếu trạng thái của hệ thống thỏa mãn với các điều kiện đã thiết lập, Shutdown Timer sẽ tự động thực hiện trạng thái mà bạn đã chọn (tắt máy, khởi động hệ thống…).
Có 4 loại điều kiện để người dùng thiết lập chế độ hoạt động cho Shutdown Timer, bao gồm: điều kiện thời gian (Time & Date), điều kiện theo thông số hoạt động của CPU (CPU & Memory), điều kiện theo kết nối mạng (Networking) và điều kiện theo thời gian hoạt động của tiến trình (Processes).
Tuy nhiên, điều kiện thời gian và trạng thái hoạt động của bộ nhớ là 2 điều kiện dễ thiết lập và hữu ích nhất, do vậy bài viết dưới đây chỉ hướng dẫn cách thức thiết lập với 2 điều kiện này.
Tự động thực hiện công việc với thời gian định sẵn:
Với chế độ thiết lập này, Shutdown Timer sẽ thực hiện công việc đã định sẵn nếu đến mốc thời gian (theo giờ hoặc theo ngày) mà bạn đã chọn. Để thực hiện điều này, bạn nhấn vào mục Time & Date trên giao diện phần mềm.
Phần mềm cho phép thiết lập theo giờ cụ thể (của tất cả các ngày) hoặc theo giờ cụ thể trên một ngày nhất định. Nhấn nút Enable vào mục thiết lập mà bạn muốn sử dụng.
Để làm điều này, điền khoảng thời gian để Shutdown Timer hoạt động ở mục ‘When the Time is’. Ví dụ, hiện tại là 15 giờ (15:00), và muốn tắt máy tính trong vòng 55 phút tới, bạn sẽ điền 15:55 (giờ cụ thể của hệ thống) vào khung trống.
Ngoài ra, mục ‘Add … minutes to the timer’ để thêm vào một khoảng thời gian dự phòng trước khi Shutdown Timer kích hoạt (đề phòng công việc chưa hoàn tất).
Sau khi hoàn tất thiết lập, nhấn nút Active để Shutdown Timer bắt đầu công việc của mình.
Thiết lập dựa vào thông số hoạt động của CPU:
Trong nhiều trường hợp khi treo máy để tự thực hiện công việc, hệ thống rơi vào tình trạng CPU hoạt động với 100% hiệu suất trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng hệ thống ngừng hoạt động, thậm chí, đôi khi nhiệt độ của CPU tăng lên quá cao vì nhiều lý do.
Khi này, nếu không có người dùng can thiệp, tiến hành tắt hệ thống có thể làm ảnh hưởng đến tuổi thọ linh kiện. Rất may, Shutdown Timer cho phép quản lý và tự động tắt máy trong trường hợp này.
Để thiết lập điều kiện tắt máy dựa vào điều kiện trên, bạn chọn mục CPU & Memory.
- CPU Usage: nếu CPU hoạt động với 100% hiệu suất trong khoảng thời gian nhất định, Shutdown Timer sẽ tự động tắt máy (hoặc thực hiện chức năng mà người dùng đã chọn).
- CPU Temp: nếu nhiệt độ của CPU đạt mức nhiệt độ (do người dùng thiết lập) trong khoảng thời gian nhất định, thì Shutdown Timer sẽ thực hiện công việc của mình.
Lưu ý: + Shutdown Timer sử dụng phần mềm Core Temp như là một plugin kèm theo để đo nhiệt độ của CPU. Do vậy, để sử dụng chức năng nay, bạn cần phải kích hoạt để Core Temp hoạt động song song với Shutdown Timer. Download phần mềm miễn phí tại đây.
+ Bạn nên thiết lập nhiệt độ ở mức phù hợp với loại CPU mà máy tính đang sử dụng. Tham khảo thêm mức nhiệt độ mà Dân Trí đã từng giới thiệu tại đây.
- Memory Usage: thiết lập điều kiện tùy thuộc vào dung lượng còn trống của bộ nhớ. Tuy nhiên, điều kiện này không thực sự thông dụng nên bạn không cần phải quan tâm.
Cuối cùng, nhấn nút Active để đưa Shutdown Timer về trạng thái hoạt động.
Chuyển "hộ khẩu" cho các ứng dụng đã cài đặt
Steam Mover hoàn toàn miễn phí và không cần cài đặt, bạn có thể tải về tại trang chủ của nó. |
Chuyển "hộ khẩu" cho các ứng dụng đã cài đặt
Steam Mover hoàn toàn miễn phí và không cần cài đặt, bạn có thể tải về tại trang chủ của nó. |
Công cụ ghi đĩa nhỏ, gọn
Công cụ ghi đĩa nhỏ, gọn
Quản trị mạng và các thiết bị mạng
Phần 1. Khái quát về mạng máy tính : Bao gồm những khái niệm định nghĩa cơ bản nhất về mạng máy tính, phân loại mạng máy tính, giới thiệu các giao thức mạng, đặc biệt là giao thức TCP/IP. Các cơ sở lý thuyết đưa ra trong chương này đòi hỏi học viên phải nắm vững để có thể tiếp thu được các nội dung trong phần 2. Tuy vậy, nếu học viên đã tự trang bị các kiến thức cơ bản trên hoặc đã được đào tạo theo giáo trình “Thiết kế và xây dựng mạng LAN và WAN” của đề án 112 có thể bỏ qua nội dung của phần một và học vào nội dung của phần 2 giáo trình.
Phần 2. Quản trị mạng : Đây là phần nội dung chính của giáo trình “Quản trị mạng và các thiết bị mạng” bao gồm 4 chương cung cấp các kiến thức lý thuyết và kỹ năng quản trị cơ bản với các thành phần trọng yếu của mạng bao gồm bộ định tuyến, bộ chuyển mạch, hệ thống tên miền, hệ thống truy cập từ xa, hệ thống proxy, hệ thống bức tường lửa (firewall). Các nội dung biên soạn về kỹ năng thực hành quản trị giúp học viên có đủ các kiến thức thực tế để có thể bắt tay vào công tác quản
trị mạng cho đơn vị.
Download from: Ziddu | Hotfile | Mediafire
Quản trị mạng và các thiết bị mạng
Phần 1. Khái quát về mạng máy tính : Bao gồm những khái niệm định nghĩa cơ bản nhất về mạng máy tính, phân loại mạng máy tính, giới thiệu các giao thức mạng, đặc biệt là giao thức TCP/IP. Các cơ sở lý thuyết đưa ra trong chương này đòi hỏi học viên phải nắm vững để có thể tiếp thu được các nội dung trong phần 2. Tuy vậy, nếu học viên đã tự trang bị các kiến thức cơ bản trên hoặc đã được đào tạo theo giáo trình “Thiết kế và xây dựng mạng LAN và WAN” của đề án 112 có thể bỏ qua nội dung của phần một và học vào nội dung của phần 2 giáo trình.
Phần 2. Quản trị mạng : Đây là phần nội dung chính của giáo trình “Quản trị mạng và các thiết bị mạng” bao gồm 4 chương cung cấp các kiến thức lý thuyết và kỹ năng quản trị cơ bản với các thành phần trọng yếu của mạng bao gồm bộ định tuyến, bộ chuyển mạch, hệ thống tên miền, hệ thống truy cập từ xa, hệ thống proxy, hệ thống bức tường lửa (firewall). Các nội dung biên soạn về kỹ năng thực hành quản trị giúp học viên có đủ các kiến thức thực tế để có thể bắt tay vào công tác quản
trị mạng cho đơn vị.
Download from: Ziddu | Hotfile | Mediafire